Phát triển giáo lý Pháp Tạng bộ

Tổng quan

Các đại sư của Dharmaguptaka coi con đường của một vị thanh văn (śrāvaka), hay Thanh văn thừa (śrāvakayāna) và con đường của một vị bồ tát (bodhisattvayāna, Bồ tát thừa) là riêng biệt. Tài liệu Dị bộ tông luân luận (Samayabhedoparacanacakra) và các chú giải của nó đều nhấn mạnh điều này.[6]

Theo A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa luận (Abhidharma Mahāvibhāṣā Śāstra), Pháp Tạng bộ chủ trương rằng Tứ diệu đế phải được quán sát đồng thời.

Thế Thân tuyên bố rằng quan điểm Pháp Tạng bộ tán thành với Thượng tọa bộ và chống lại Nhất thiết hữu bộ cho rằng việc chứng ngộ tứ diệu đế xảy ra cùng một lúc (ekābhisamaya).[7]

Quan điểm của các tăng sĩ Dharmaguptaka được biết là đã bác bỏ thẩm quyền của các quy tắc prātimokṣa của Nhất thiết hữu bộ với lý do rằng những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật đã bị thất truyền. [8]

Thập nhị bộ kinh

Dharmaguptaka đã sử dụng cách phân loại Thập nhị bộ kinh, được tìm thấy trong Dirgha Āgama, Vinaya của họ, và trong một số kinh Đại thừa.[9] Mười hai phần này là: sūtra, geya, vyākaraṇa, gāthā, udāna, nidāna, jātaka, itivṛttaka, vaipulya, adbhūtadharma, avadāna và upadeśa.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pháp Tạng bộ http://ekottara.googlepages.com/about http://sanskritdictionary.com/dharma/109288/1 http://sanskritdictionary.com/guptaka/72982/1 http://heiup.uni-heidelberg.de/journals/index.php/... http://dsr.nii.ac.jp/toyobunko/LFc-42/V-1/page/000... http://dsr.nii.ac.jp/toyobunko/VIII-1-B-31/V-1/pag... http://www.buddhism-dict.net/cgi-bin/xpr-ddb.pl?96... //www.worldcat.org/search?fq=x0:jrnl&q=n2:2191-641... https://web.archive.org/web/20110510020253/http://... https://www.jstor.org/stable/4528905